Những điều cần biết về nghề đầu bếp

Nghề đầu bếp không chỉ đơn thuần là nấu và phục vụ đồ ăn. Các đầu bếp giỏi và thành đạt vừa là những người nghệ sĩ thổi hồn cho những món ăn ngon, vừa là ‘bậc thầy’ trong các kĩ năng mềm cần thiết. Nếu bạn đang theo đuổi con đường nghề nghiệp để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp trong tương lai, hãy để Cheftoandat bật mí cho bạn những bí quyết sau nhé.

  1. Cần đam mê nấu nướng và sự yêu nghề

Những điều cần biết về nghề đầu bếp 1 dịch vụ nấu ăn

Việc nấu ăn tại nhà cho gia đình, bạn bè rất khác với việc làm đầu bếp phục vụ hơn trăm người. Để theo nghề đầu bếp chuyên nghiệp, ‘đi sớm về muộn’ là chuyện bình thường, môi trường làm việc thường căng thẳng và có cường độ cao. Khi mới học việc, khả năng cao là bạn sẽ phải làm các công việc lặt vặt nhiều hơn là thời gian đứng bếp. Vì vậy, bạn cần có niềm đam mê và quyết tâm lớn mới có thể vượt qua khó khăn, kiên trì tập luyện để thành công. Một câu chuyện điển hình về gương thành công là Jiro Ono, vua đầu bếp sushi chuyên nghiệp tại Nhật Bản đã dành khoảng 70 năm cuộc đời mình chỉ chuyên tâm cho việc làm sushi để đạt tới sự tinh tế cao nhất trong nghệ thuật làm sushi. Ông là đầu bếp vinh dự được thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lựa chọn để phục vụ tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm ngoại giao của Obama tại Nhật năm 2014.

  1. Cẩn thận và sạch sẽ

Những điều cần biết về nghề đầu bếp 2 dịch vụ nấu ăn

Để thành công trong nghề đầu bếp, bạn cần sự tỉ mỉ trong nêm nếm và trình bày món ăn – thực đơn phục vụ khách hàng cần có chất lượng và ngoại hình nhất quán, ‘trăm món như một’. Chính vì thế, những người làm nghề đầu bếp nổi tiếng trên thế giới thường là những người vô cùng cầu toàn và đòi hỏi các nhân viên của mình cũng cần thái độ tương tự.

Ngoài ra, nghề đầu bếp và phục vụ ăn uống là nghề ‘làm dâu trăm họ’, vì vậy, sức khỏe của thực khách cần phải được ưu tiên tối đa. Để giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, người đầu bếp phải có kĩ năng tổ chức tốt. Cần phân biệt riêng khu vực chế biến thực phẩm tươi sống và thực phẩm chín, dọn dẹp khu vực nấu nướng ngay khi sử dụng xong để tránh xoong nồi chồng chất, mất vệ sinh và có thể gây tai nạn.

Cuối mỗi ngày làm việc, bếp và các dụng cụ phải được lau dọn sạch sẽ; quần áo, tạp dề, khăn trải bàn và khăn ăn cho thực khách phải được giặt giũ cẩn thận. Việc xử lý vết bẩn trên quần áo, vệ sinh máy giặt, máy rửa bát hằng ngày đối với nghề đầu bếp là chuyện bình thường, đặc biệt nếu bạn là một đầu bếp trẻ mới học việc. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây cách vệ sinh máy giặt đơn giản để rèn luyện nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh cho chính mình và cho khách hàng.

  1. Sáng tạo và kiên trì

Những điều cần biết về nghề đầu bếp 3 dịch vụ nấu ăn

Sáng tạo trong nghề đầu bếp là điều kiện cần để tạo điểm nhấn cho phong cách, sự bài trí và dư vị của món ăn. Đôi khi sự sáng tạo của người đầu bếp khiến cho món ăn không chỉ thêm sinh động, bắt mắt mà còn tạo ra những cung bậc cảm xúc rất riêng cho thực khách khi được trải nghiệm một món ăn mới lạ, hấp dẫn.

Tuy nhiên, khi đã quyết định chọn cho mình con đường theo nghề đầu bếp chuyên nghiệp, bạn có thể phải chấp nhận một sự thật là lúc này bạn sẽ phải nấu theo yêu cầu của khách hàng, với số lượng lớn để phục vụ sự kiện, hội nghị chứ không còn được ngẫu hứng sáng tạo theo ý mình như việc nấu ăn cho gia đình hay số lượng khách nhỏ. Đức tính kiên trì, sáng tạo và cẩn thận vì thế là yếu tố không thể thiếu nếu muốn theo nghề đầu bếp thành công.

  1. Làm việc nhóm

Để theo đuổi nghề đầu bếp cung cấp dịch vụ nấu tiệc tại nhà, bếp ăn tập thể hay nhà hàng, khách sạn, bạn cần phải biết phối hợp nhịp nhàng với các đầu bếp khác để lên thực đơn và phân công công việc, làm việc cùng quản lý và phục vụ bàn, hay ứng phó với các tình huống khác nhau đối với cấp trên, cấp dưới, thực khách… để tổ chức một bữa tiệc thành công cho khách hàng. Vì vậy, nếu có kĩ năng tổ chức, làm việc nhóm tốt, vị trí và tiếng nói của bạn sẽ được coi trọng hơn nhiều.

  1. Có công mài sắt, có ngày nên kim

Học nghề đầu bếp ở trường dạy nấu ăn là một cách tốt để tiếp thu, nâng cao tay nghề và trau dồi các kĩ năng làm bếp cơ bản. Tuy nhiên, để thực sự trưởng thành, kinh nghiệm làm việc thực tiễn là vô cùng quan trọng đối với các đầu bếp trẻ. Đi thực tập hay đi làm không chỉ cho bạn kiến thức thực hành về nguyên liệu thực phẩm, cách chế biến thực phẩm , mà còn giúp trau dồi các kĩ năng mềm nói trên để thành công trong sự nghiệp nghề đầu bếp.

Việc quan sát và học hỏi các đầu bếp lâu năm sẽ cho bạn những bài học rất quý báu. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội để được thực tập, làm việc tại một môi trường chuyên nghiệp, tận tâm như Chef Toàn Đạt, hãy liên lạc với chúng tôi để tìm hiểu thêm về nghề đầu bếp tại cheftoandat.com nhé.

  • Chi Nhánh tại TP. HCM
    Cơ sở 1: Số 275/35/6 Đường Quang Trung P10 Q. Gò Vấp, TPHCM
    Cơ sở 2: 15 Mai Lão Bạng, P13, Quận Tân Bình, TPHCM
    Cơ sở 3: Số 2 D2 Đường Chu Văn An P11 Q. Bình Thạnh TPHCM
    Điện thoại: 028 3968 3020 hoặc 0907780812  (Anh Nam)
    Email: [email protected]
  • Chi Nhánh tại Hà Nội
    Cơ sở 1: Tầng 2, Số 28 Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội
    Điện thoại: 0907780812
    Email:  [email protected]

Chef Toàn Đạt chúc các bạn đã lựa chọn nghề đầu bếp sẽ thành công trong sự nghiệp của mình!

Nguồn hình ảnh sử dụng:

Credited to StockSnap (https://pixabay.com/en/users/StockSnap-894430/)

FreePhotos (https://pixabay.com/en/users/Free-Photos-242387/)

và Pexels (https://pixabay.com/en/users/Pexels-2286921/)