Nguồn gốc, ý nghĩa và lịch nghỉ của ngày giỗ tổ Hùng Vương?

Nguồn gốc, ý nghĩa và lịch nghỉ của ngày giỗ tổ Hùng Vương?

Giỗ tổ hùng vương tiếng trung

Giỗ tổ hùng vương là gì?

Lễ hội Đền Hùng 10/3 là một ngày lễ quan trọng của nước ta sau kì nghỉ tết nguyên đán 2021. Mục đích để tưởng nhớ công lao dựng nước của vua hùng. Hằng năm cứ đến 10/3 âm lịch là Việt Nam có truyền thống tổ chức nghỉ lễ tại Đền Hùng, Việt trì, Tỉnh Phú Thọ. Giỗ tổ hùng vương tiếng anh là “Hung Kings Commemoration”, tiếng trung là “雄王祭祖日 – xióngwáng jì zǔ rì”.

Lễ hội đền hùng 10/3

Lễ hội đền hùng 10/3

Văn hoá giỗ tổ hùng vương

  • Người lao động nghỉ lễ và đi lễ tại đền hùng ở Việt trì, Tỉnh Phú Thọ
  • Lễ rước kiệu, dâng hương, trò chơi dân gian khác
  • Dâng lễ, cúng bái
  • Làm bánh trưng, bánh giầy

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương

Theo truyền thuyết kể lại rằng: Mẹ Âu Cơ và Người Cha Lạc Long Quân được coi như Thủy Tổ của dân tộc ta, là người đã sinh ra các vị Vua Hùng đáng kính. Bởi vậy, lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được diễn ra vào ngày 10/03 âm lịch hằng năm tại Đền Hùng- Việt Trì – Phú Thọ toàn thể quần chúng nhân dân hướng về cội nguồn để cùng tham gia các lễ hội như rước kiệu và dâng hương lên các vị Vua Hùng. Trước đó khoảng một tuần, là diễn ra các lễ hội văn hoá dân gian theo truyền thống từ xa xưa để lại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.

Trong tâm trí của người Việt thì ngày Giỗ tổ Hùng Vương luôn chiếm giữ một ý nghĩa đặc biệt, hơn thế nữa, cứ vào ngày lễ này, nhà nước đều cho phép mọi người nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương để hướng về cội nguồn.

Đến đây, chắc hẳn các bạn đã thấy được lòng yêu nước nồng làn của dân tộc Việt Nam ta, để không phụ công ơn bảo vệ đất nước từ xa xưa của ông cha ta, mỗi người con đất Việt hãy cùng nhau cố gắng hơn nữa để phát triển bản thân cũng như nâng tầm giá trị nước nhà lên nhiều tầm cao mới.

Các hoạt động văn hóa ngày giỗ tổ Hùng Vương

Hai lễ hội diễn ra hằng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ

  • Lễ rước kiệu: gồm có nhiều cờ, lọng, hoa, kiệu và trang phục truyền thống đầy màu sắc. Từng đoàn rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi, rồi đi qua các đền để đến Đền Thượng.
  • Lễ dâng hương tại Đền Thượng: Mỗi người đều thắp lên đền vài nén hương để cầu nguyện tâm niệm mình với tổ tiên, vì mỗi nắm đất và gốc cây nơi này đều linh thiêng.
  • Lễ hội khác: Trò chơi dân gian khác được tổ chức như thi hát xoan, thi vật, bơi trải (ở ngã ba sông Bạch Hạc), kéo co.

Những hình ảnh sự kiện về lễ hội đền hùng

Những hình ảnh sự kiện về lễ hội đền hùng

Giỗ tổ hùng vương ăn gì?

Tổng hợp 6 món ăn ý nghĩa nhất, ngon nhất, đặc trực nhất vào ngày 10/3 (âm lịch):

Bánh chưng, bánh giầy

Không thể thiếu trong bữa cơm ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương là món bánh chưng, bánh giầy. Có nguồn gốc từ thời vua Hùng Vương thứ 6, đi cùng năm tháng lịch sử, bánh chưng bánh giầy ngày nay đã trở thành một trong những món ăn tinh hoa truyền thống của người Việt.

Nguyên liệu: Gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn

Ý nghĩa: Mang đến cho người thưởng thức hương vị thơm ngon đặc trưng mà khó có món bánh truyền thống nào có thể thay thế được.

Hình dáng: Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho “đất”, bánh giầy có hình tròn tượng trưng cho “trời”.

Gà luộc (gà vườn)

Gà luộc là món ngon không kén người ăn lại đơn giản dễ làm nên rất phù hợp để thưởng thức cùng người thân trong dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương.

Nguyên liệu: Gà sống – Con gà có trọng lượng từ 1,5 – 2kg, thân nhỏ gọn, thịt săn chắc, ức nhỏ.

Cách luộc: Gà xát muối, rửa sạch cả ngoài da và phía trong rồi để ráo khô. Sau đó, cho gà vào nồi ngay khi nước còn lạnh, như vậy thịt sẽ chín dần từ ngoài vào trong. Nếu để nước sôi mới cho vào, gà khó chín đều, da sẽ nứt. Khi luộc gà chú ý để bụng gà hướng xuống dưới và đổ nước vào nồi sao cho vừa ngập cả con gà là được, chọn nồi vừa phải không to và không nhỏ quá khi luộc.

Khi thấy nước sôi tầm 5 phút nên vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng thêm 15 phút, để gà mới có thể chín vàng đều và da vàng óng. Dùng tăm nhỏ chọc vào phần đùi gà, nếu không thấy nước đỏ chảy ra là gà chín. Khi bắc xuống bếp vẫn nên đậy kín vung trong khoảng 20 phút nữa.

Xôi gấc

Đã có món gà luộc thơm ngon thì trong bữa cơm ngày Giỗ tổ Hùng Vương cũng không nên để thiếu món xôi gấc.

Xôi gấc thường được người dân miền Bắc nấu vào mỗi dịp lễ Tết, cưới hỏi vì được xem như món ăn mang lại sự may mắn. Hiện nay, xôi gấc phổ biến hơn và trở thành món ăn sáng được nhiều người yêu thích.

Cách nấu xôi gấc cũng không khó, gạo nếp đồ thành xôi dẻo, thấm vị thơm, nhất là kết hợp với sắc đỏ tự nhiên của gấc khiến món xôi trở nên hấp dẫn.

Nguyên liệu: trái gấc chín đỏ, chén gạo nếp, nước cốt dừa, muối, đường, muỗng canh rượu trắng, dầu mè

Dụng cụ: Nồi hấp, dao, muỗng, đĩa…

Các bước nấu xôi:

  • Ngâm gạo
  • Lấy thịt gấc
  • Trộn gạo nếp với gấc
  • Đồ xôi gấc

Cơm hạt sen

Từ lâu, cơm hạt sen đã được mệnh danh là “món ăn của bậc vương giả”. Thời phong kiến, món ăn này là món dùng để tiến Vua nên đòi hỏi người chế biến phải thật tỉ mỉ và có tay nghề. Trong dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 sắp tới, tự tay chế biến món cơm hạt sen là một ý tưởng khá hay dành cho bạn.

Nguyên liệu: 300g gạo dẻo, 50g hạt sen, 50g đậu que, 50g cà rốt, 50g xúc xích chay, Nấm hương, Hạt nêm, muối, đường, lá sen tươi

Các bước nấu:

  • Chọn gạo có hạt tròn, màu trắng đục, có mùi thơm khi ngửi
  • Nhặt sạch rồi vo qua nước sạch và ngâm qua đêm với nước
  • Sáng hôm sau, vo sạch lại rồi để ráo, xóc gạo với muối, dầu ăn, hạt nêm, đường
  • Cho vào nồi hấp chín
  • Ngâm hạt sen khô qua đêm như gạo rồi rửa sạch hấp chín để nấu cơm hạt sen được nhanh và chín đều hơn
  • Cà rốt, đậu que, xúc xích thái hạt lựu
  • Hành tím lột vỏ rồi thát lát mỏng cho vào phi thơm lên khi nào hành có màu vàng thì cho cà rốt, xúc xích, đậu que, hạt nêm xào cho săn lại
  • Khi cơm đã hấp chín thì cho ra rá để bay hơi sau đó cho cơm và các nguyên liệu còn lại cho vào trong chảo xào lên đảo đều tay. Nêm nếm gia vị cho vừa với khẩu vị của gia đình. Lưu ý: Không nên đảo cơm khi còn nóng vì khi đó các hạt cơm sẽ dính vào nhau và không quyện với hạt sen và các nguyên liệu trên.
  • Trình bày cơm hạt sen lên lá sen tươi cho cơm hấp dẫn và đem ra thưởng thức.

Nem rán

Nem rán là một trong những món ăn có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa. Được người Việt biến tấu lại dần dần theo thời gian, ngày nay món nem rán đã trở thành món ăn không thể thiếu trong những dịp đặc biệt. Trong bữa cơm ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương sắp tới, tại sao du khách không bổ sung vào thực đơn món nem rán cho thêm phần hấp dẫn?

Nguyên liệu: Thịt băm, miến rong, su hào, cà rốt, hành tây, trứng gà, bánh đa nem, cây mộc nhĩ, cây nấm hương, củ hành khô, củ tỏi, trái ớt, Nước mắm, tiêu xay, hạt nêm, dầu ăn, giấm, đường.

Các bước làm:

  • Sơ chế nguyên liệu
  • Trộn đều nhân nem
  • Gói nem
  • Rán nem

Cách pha nước chấm nem rán:

  • Cho 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng giấm, 1 muỗng đường, 5 muỗng nước lọc vào bát, khuấy đều.
  • Cho tỏi, ớt băm vào bát nước chấm, khuấy đều là hoàn thành cách làm món nem rán tại nhà.

Nem rán ăn kèm với gì? Nem rán thường được ăn kèm với cơm nóng hoặc bún. Hoặc bạn cũng có thể chuẩn bị thêm ít rau sống cuộn chung với nem rán chấm nước mắm chua ngọt.

Canh khổ qua nhồi thịt

Nguyên liệu: Khổ qua, thịt băm, nấm mèo và hành lá.

Tác dụng: Dễ làm, thanh mát rất tốt cho sức khỏe (hay dùng cho bữa ăn hằng ngày).

Ý nghĩa: Khổ qua là loại trái khi ăn vào sẽ giúp giải trừ những khó khăn muộn phiền. Thưởng thức tô canh khổ qua nhồi thịt trong ngày “Mồng 10/3” để cầu mong cho bản thân và gia đình có được một cuộc sống hạnh phúc và nhiều may mắn.

Lịch nghỉ giỗ tổ hùng vương

Năm Ngày tháng Ngày Ngày nghỉ lễ 2022 ngày 10 tháng 4 Chủ nhật Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 11 tháng 4 Thứ hai Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2023 ngày 29 tháng 4 Thứ bảy Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 1 tháng 5 Thứ hai Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2024 ngày 18 tháng 4 Thứ năm Giỗ Tổ Hùng Vương Vui lòng cuộn xuống cuối trang cho những ngày của năm trước.

Những năm gần đây

Năm Ngày tháng Ngày Ngày nghỉ lễ 2021 ngày 21 tháng 4 Thứ tư Giỗ Tổ Hùng Vương 2020 ngày 2 tháng 4 Thứ năm Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 ngày 14 tháng 4 Chủ nhật Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 15 tháng 4 Thứ hai Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2018 ngày 25 tháng 4 Thứ tư Giỗ Tổ Hùng Vương 2017 ngày 6 tháng 4 Thứ năm Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 7 tháng 4 Thứ sáu Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Giỗ tổ hùng vương có được nghỉ không?

Có nhé, Giỗ tổ hùng vương là một ngày lễ lớn và trong danh sách ngày nghỉ lễ nên người lao động được nghỉ 1 ngày.

Về việc nghỉ lễ

Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã liệt kê cụ thể các ngày lễ, Tết người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương tại Điều 112, trong đó có ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3.

Cụ thể như sau:

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: – e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Về việc nghỉ bù

Khoản 3 Điều 111 BLLĐ năm 2019 đã nêu rõ nếu ngày nghỉ lễ, nghỉ tết rơi vào ngày nghỉ hằng tuần của cán bộ công nhân viên thì người lao động được nghỉ bù số ngày nghỉ tương ứng vào ngày làm việc kế tiếp.

Giỗ tổ hùng vương 2021 được nghỉ mấy ngày?

Năm 2021, giỗ tổ hùng vương rơi vào Thứ 4, ngày 10/3/2021 (âm lịch)21/04/2021 (dương lịch). Người lao động sẽ được nghỉ duy nhất 1 ngày thứ 4 hưởng lương 100%.

Giỗ tổ hùng vương 2021 được nghỉ mấy ngày?

Lịch nghỉ giỗ tổ hùng vương năm 2021

Giỗ tổ hùng vương 2020

Năm 2020, Ngày 10/3 âm lịch ( ngày 02/4/2020 dương lịch) rơi vào thứ Năm (không phải ngày nghỉ). Do vậy, người lao động chỉ được nghỉ 01 ngày duy nhất.

Giỗ tổ hùng vương 2019

Năm 2019, Vì ngày 14/4/2019 (mùng 10 tháng 3 năm Kỷ Hợi) rơi vào Chủ Nhật nên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ bù vào Thứ Hai ngày 15/4/2019.

Bởi vậy, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ có đợt nghỉ kéo dài 02 hoặc 03 ngày liên tục (tuỳ theo ngày nghỉ cuối tuần của mỗi doanh nghiệp).

Đi làm ngày giỗ tổ hùng vương

Giỗ tổ hùng vương ngân hàng có làm việc không?

Theo các năm trước thì phòng giao dịch ngân hàng sẽ nghỉ lễ nhưng hệ thống ATM của các ngân hàng vẫn hoạt động bình thường. Điều này giúp cho việc rút tiền dễ dàng, tiện lợi hơn.

Giỗ tổ hùng vương bưu điện có làm không?

Theo các năm trước,Để đáp ứng nhu cầu gửi hàng hóa trong dịp nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, toàn bộ các hệ thống Bưu cục của Bưu điện Việt Nam vẫn hoạt động như bình thường để tiếp nhận bưu gửi của khách hàng gửi trong dịp nghỉ lễ.

Giỗ tổ hùng vương bệnh viện có làm việc không?

Thông thường, bệnh viện vẫn luôn làm việc ngày lễ để hỗ trợ bệnh nhân bị bệnh. Nên các bạn cứ yên tâm bệnh viện đều mở nhé.

Người lao động đi làm ngày giỗ tổ hùng vương tính lương thế nào?

Điều 115 Bộ luật Lao động 2012 quy định, Dịp Giỗ tổ Hùng Vương người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương. Do đó, nếu người lao động đi làm vào ngày Giỗ tổ sẽ được hưởng thêm ít nhất bằng 300% lương làm thêm giờ cộng với lương ngày làm việc.

Giỗ tổ hùng vương cúng gì?

Đến nay một số địa phương vẫn duy trì phong tục dùng Lợn – Ông Cầu trong lễ vật dâng cúng Vua Hùng.

Tuy nhiên, Các vật phẩm dâng Vua ngoài bánh chưng và bánh giầy là thứ không thể thiếu, thì từ xưa đến nay lễ vật dâng Vua Hùng hầu hết ở các địa phương đều bao gồm:

  • Oản đỏ
  • Xôi gấc hoặc xôi vò
  • Hoa tươi
  • Trái cây
  • Rượu trắng
  • Nhang
  • Giấy tiền vàng bạc
  • Gạo
  • Muối
  • Gà luộc
  • Thịt lợn

Nên dâng lễ gì trong lễ hội Đền Hùng?

Lễ vật thờ cúng dịp Giỗ tổ có 2 dạng là lễ chay hoặc lễ mặn tuỳ theo mỗi gia đình

Cần chuẩn bị: hương, hoa, trầu cau, muối gạo và 1 ly nước sạch.

Lễ chay

  • 18 chiếc bánh chưng
  • 18 chiếc bánh giầy.
  • Sỡ dĩ phải chuẩn bị 18 chiếc bánh chưng, bánh giầy là bởi con số 18 tượng trưng cho 18 đời vua Hùng.

Lễ mặn

  • Thịt lợn
  • Thịt bò
  • Thịt dê. Tuy vậy, có thể thay thế bằng thịt gà luộc.

Bài Văn khấn Cúng giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 (âm lịch)

Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!

Kính lạy chín phương trời đất, Mười phương chư Phật, Thánh hiền. Lạy các Vua Hùng linh thiêng, Gây dựng đất này Tiên tổ.

Con tên là…… địa chỉ…………… Nhân ngày Giỗ tổ con xin gởi đến đáng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các Vua Hùng và các bậc tổ tiên.

Kính xin độ trì phù hộ, Mọi chuyện tốt lành bình an.

Bách bệnh giảm trừ tiêu tan, Điều lành mang đến vẹn toàn.

Điều dữ mang đi, yên ổn. Đi đến nơi, về đến chốn, Tai qua nạn khỏi tháng ngày.

Cầu được ước thấy, gặp may, Mọi điều hanh thông, thuận lợi.

Con cái học hành tấn tới, Ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha.

Thi đỗ lớp gần, trường xa, Mát mặt gia đình làng nước.

Tình duyên gặp người kiếp trước, Ý trung nhân… xứng muôn phần. Tình xa duyên thắm như gần, Suốt đời yêu thương nhất mực.

Đi làm… thăng quan tiến chức, Buôn bán một vốn bốn lời. Hạnh phúc thanh thản một đời, Nam mô a di đà Phật! Kính lạy cao xanh Trời đất, Lạy các Vua Hùng linh thiêng. Đức Thánh Trần cõi người hiền, Muôn đời độ trì phù hộ!

Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!

Ca dao giỗ tổ hùng vương hay nhất 2021

Ca dao ngày giỗ tổ hùng vương

Ca dao 01:

Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà nghìn năm

Ca dao 02:

Đu tiên mới dựng năm nay Cô nào hay hát kì này hát lên Tháng ba nô nức hội đền Nhớ ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay Dạo xem phong cảnh trời mây Lô, Ðà, Tam Ðảo cũng quay đầu về Khắp nơi con cháu ba kì Kẻ đi cầu phúc, người đi cầu tài Sở cầu như ý ai ơi Xin rằng nhớ lấy mồng mười tháng ba

Bài thơ hay về giỗ tổ hùng vương hay nhất 2021

Bài thơ: Nhớ ngày giỗ tổ

Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba Một vùng công đức Mẹ Cha Khơi sông mở cõi giao hoà bốn phương. Ai về Cổ Tích, Hy Cương Lâm Thao, Phú Thọ rừng bương đồi chè Đêm nằm như vẫn còn nghe Trống đồng vang vọng suối khe ruộng đồng… Mây bay vẫn dáng Tiên Rồng Âu Cơ lưng địu, tay bồng, vai mang. Vua Hùng dựng nước Văn Lang Núi sông voi ngựa hàng hàng uy nghi. Vương triều khi thịnh, khi suy Lửa hồng son sắt chẳng khi nào tàn Một vùng nắng dội, mưa chan Mồ hôi đổ xuống, bản làng mọc lên. Cháu con nghìn thuở không quên Ngày giỗ Tổ, bao hồn thiêng hội về.

Tác giả: Xuân Quỳ

(Xuân Quỳ thơ tuyển, NXB Văn học, 2011)

Bài thơ: Về nguồn

Tháng ba giỗ Tổ Hùng vương Về nguồn dâng nén trầm hương đầu mùa Non cao vọng tiếng chuông chùa Hùng thiêng sông núi đang mùa đơm bông Linh thiêng vang vọng tiếng cồng Nước nguồn nuôi dưỡng con rồng cháu tiên Dòng Lô Giang với lời nguyền Non sông gấm vóc vững bền ngàn năm Cánh chim Lạc đợi trăng rằm Suối nguồn vẫn chảy, dâu tằm vẫn xanh Còn đây khúc Ghẹo ngọt lành Khúc Xoan, nón cọ song hành dáng xuân Sáo tiêu hòa tiếng chuông ngân Đá vàng ghi tạc trần gian nguyện thề Khơi trong dòng nước sông quê Cháu con gìn giữ lời thề ngàn năm Núi sông, biển cả, Bắc Nam… Đều chung một ánh trăng rằm sáng soi Hùng thiêng lưu mãi muôn đời Vẹn nguyên bờ cõi… giống nòi tổ tiên.

Tác giả: Sơn Hoàng

Bài thơ: Nhớ quốc tổ

Đất nước bốn ngàn năm lịch sử Lật từng trang quá khứ hiện ra Công lao xây dựng sơn hà Hùng Vương Quốc Tổ không nhòa dấu son Chẳng quản ngại trèo non xuống bể Đến Phong Châu lập kế sinh nhai Xây bao thành rộng lũy dài Chăn dân no ấm, trong ngoài bình yên Tìm mảnh đất linh thiêng hạ trại Thu giang sơn một dải dựng xây Sông Đà, núi Tản còn đây Sơn Tinh dâng nước diệt bầy yêu ma Dòng Hồng Lạc con nhà văn võ Giống Rồng Tiên thấu tỏ nghĩa nhân Đồng lòng chống họa ngoại xâm Sức trai Phù Đổng diệt quân giặc thù Trang sử đỏ nghìn thu vẫn sáng Ánh hào quang tỏa rạng ngàn đời Tháng Ba có một ngày Mười Là ngày giỗ Tổ chẳng đời nào quên.

Tác giả: Phong Phạm Thị

Bài thơ: Uống nước nhớ nguồn

(Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba) Đời đời tưởng nhớ ông cha Vị vua khai quốc lập nhà nước Nam Diệt trừ bè lũ gian tham Dựng xây bờ cõi ngàn năm cơ đồ Con dân mãi mãi tôn thờ Dù xa vạn nẻo bến bờ muôn phương Nhớ ngày giỗ Tổ Hùng Vương Về thăm dâng kính nén hương cội nguồn.

Tác giả: Mộng Vy

Bài thơ: Nhớ ơn tổ đức

Một dải sơn hà mấy núi sông Công ơn Tổ đức đã vun trồng Cha đưa xuống bể trời đông tiến Mẹ dắt lên rừng mở đất thông Biển Việt ngàn xưa đà có chủ Bờ Nam vạn đại hữu nhân ông Giang sơn gấm vóc từ bao thuở Hậu thế lưu truyền nếp Tổ Tông

Tác giả: Song Trà